Những cách chăm sóc website hiệu quả bạn có thể tự làm

Website là bộ mặt của một doanh nghiệp online, nó giống như một của hàng của một doanh nghiệp truyền thống vậy. Và vì thế, việc chăm sóc website là một việc rất cần thiết và nên được duy trì thường xuyên. Việc này mang lại cho website bạn sự mới mẻ, không nhàm chán cũng giống như phải giữ cho cửa hàng luôn sạch sẽ, ngăn nắp.


Vậy thì nên chăm sóc website như thế nào?
• Không cần nhiều thời gian đâu. Một tuần chỉ cần bạn bỏ ra khoảng 5 6 tiếng đồng hộ là hoàn toàn có thể chăm sóc tốt website của bạn rồi.
• Thêm nội dung mới vào website, lâu lâu cập nhật lại các nội dung cũ.
• Học thêm một chút kỹ năng chỉnh sửa ảnh nữa.
• Học thêm một chút kiến thức về domain và hosting.
• Và thêm một ít kiến thức về HTML và CSS.
• Kèm theo là một số tool hỗ trợ cơ bản.
Còn nếu bạn không thẻ sắp xếp được thời gian tự chăm sóc thì có thể thuê các dịch vụ chăm sóc ngoài để chăm sóc website chuyên nghiệp hơn!
Và sau đây là một số công việc chính mà các bạn cần làm để chăm sóc tốt cho website của mình.

1. Tăng tốc độ tải trang bằng cách nén dữ liệu

Để làm được việc này, bạn nên tận dụng tốt những công cụ mà Google cho phép sử dụng. Ví dụ như bạn hãy thử vào link:
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights và nhập link website vào để tra kết quả. Rồi dựa vào kết quả đó mà xem thử nên tối ưu hay nén những tập tin nào.

Ví dụ cho bạn dễ hình dung nhé: Truy cập vào đường link trên, nhập link vnexpress.net vào và nhận được kết quả như ảnh bên dưới. Những thứ bạn nên chú ý là những thông tin có màu đỏ và vàng. Những yếu tố này chínhlà những yếu tố quyết định tốc độ tải của website.

 

phân tích

 

2. Theo dõi các hoạt động của trang web và chú ý các thông báo của Google
Để việc theo dõi hoạt động của trang web và chú ý các thông báo của Google thì bạn nên biết sử dụng Google Search Console. Một công cụ miễn phí của Google giúp người chăm sóc trang web nhận các thông báo như: lỗi 404, các link bất thường, các truy vấn tìm kiếm đến website,…

404 error

 

3. Tạo mới và cập nhật nội dung thường xuyên
Nội dung của một website cực kỳ quan trọng. Điều này chắc hẵn ai cũng biết rồi nhỉ? Thế nhưng có một sự thật mà ít ai biết là những nội dung này ngoài việc tạo ra cho khách hàng xem cũng là để cho Google nhận biết trang web của bạn vẫn còn sống. Như kiểu sống chết gì cũng phải báo tiếng để biết ấy. Nhưng với Google thì không cần phải báo nó cũng biết, và nếu bạn không đăng gì mới thì cho dù có còn sống đi chăng nữa Google cũng cho Die.
Ngoài ra, những nội dung sẽ thay đổi dần dần theo năm tháng, càng để lâu thì càng lỗi thời. Vậy nên, bên cạnh việc tạo ra những nội dung hấp dẫn người đọc, bạn cũng nên bỏ chút thời gian và công sức để cập nhật lại những nội dung mà mình đã đăng trước đây. Không khó lắm đâu, giống như loading lại những kiến thức cũ vậy thôi mà.

nội dung

4. Thay đổi hình ảnh của website. Diện mạo mới, phong cách mới.
Những hình ảnh hiện diện trên website là một trong những thứ thu hút người dùng nhất. Bạn đã bao giờ vô tình vào một trang web đầu tư hình ảnh sơ sài, không rõ nét hay những hình ảnh chẳng liên quan gì đến trang web chưa? Với các bạn thế nào thì tôi không biết chứ với tôi thì out ra khỏi đó ngay lập tức. Đặc biệt là với các trang web bán hàng.
Vậy nên, nếu được thì bạn hãy tự tạo ra hình ảnh của riêng mình. Nhất là đối với các website bán hàng, hãy chụp ảnh sản phẩm của bạn và đăng lên thay vì đi mượn ảnh mạng. Mọi thứ sẽ chân thật hơn nhiều khi hình ảnh của bạn chỉ có mình bạn sở hữu. Còn nếu là ảnh đăng trên các bài blog thì tốt nhất là sử dụng các phần mềm thế kế để tạo ra, hoặc ít nhất cũng phải dùng những hình ảnh thật rõ nét và phù hợp với chủ đề.

giao diện

5. Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Đừng xem thường, việc này vào những tình huống cấp bách có thể cứu nguy cho bạn đấy. Chúng tôi đã bương chải trong lĩnh vực này khá lâu rồi, cũng đã chứng kiến nhiều trang web bốc hơi chỉ trong một đêm, hosting bị lỗi, hay các lý do “trên trời rơi xuống” nào đó khiến toàn bộ dữ liệu mất sach.
Do đó, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên là việc nhất định phải làm khi chăm sóc websit. Nhưng để làm được điều này thì bạn nên học thêm một ít kiến thức về hosting, việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

dữ liệu

6. Kiểm tra lại toàn bộ trang web xem mọi thứ có hoạt động bình thường không
Có bao giờ bạn gặp phải trường hợp nhiều đơn hàng được đặt nhưng không chuyển về giỏ hàng cũng không báo về gmail, hậu quả là bạn bị mất đơn hàng đó. Để tránh những trường hợp nhảm nhí như thế này thì thỉnh thoảng bạn nên test lại các tính năng như đặt hàng trên website, các form liên hệ trên website để đảm bảo thông tin khách hàng đến doanh nghiệp được thông suốt.
Tóm lại
Trên mạng hiện nay có rất rất nhiều cách để chăm sóc tốt cho một website. Thế nhưng các chủ doanh nghiệp đều không chú trọng thực hiện hoặc là không có thời gian để thực hiện mà dành thời gian để tập trung vào chuyên môn nhiều hơn.
Một lời khuyên nho nhỏ cho bạn. Thời gian đầu khi mới tạo website thì bạn nên lên lịch để chăm sóc website